Đá Lam Ngọc là dòng đá được coi là biểu tượng của sự chân thành và tinh tế, được sử dụng phổ biến để làm đồ trang sức. Người mang theo các sản phẩm làm từ Đá Lam Ngọc bên mình sẽ giúp tăng nhận thức, bảo vệ, thanh lọc, nâng cao giá trị của bản thân. Vậy Đá Lam Ngọc là dòng đá nào, ý nghĩa phong thủy ra sao chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn trong nội dung bài viết này nhé!

1. ĐÁ LAM NGỌC LÀ GÌ? 

Đá Lam Ngọc (hay còn gọi là đá Turquoise). Bản chất của Đá Lam Ngọc chính là loại khoáng chất Hydrat Phosphate ngậm nước của đồng và nhôm. Đá Lam Ngọc là loại đá quý có giá trị cao, được con người đưa vào sử dụng từ hàng nghìn năm nay.

2. LỊCH SỬ CỦA ĐÁ LAM NGỌC

Từ hàng nghìn năm trước, Đá Lam Ngọc đã được sử dụng tại nhiều nền văn hóa khác nhau và được mọi người yêu thích sử dụng, được đánh giá như là biểu tượng của trí tuệ, sự cao quý và bất tử. Đối với người Ai Cập cổ đại Đá Lam Ngọc được coi là bảo vật và thường được các vị vua sử dụng trong cung điện của mình. Ngoài ra người ta cũng tìm thấy các bằng chứng lịch sử của các thời kỳ tại Trung Quốc, Ba Tư, Tây Tạng, Nepal, Aztec, thổ dân Bắc Mỹ và người Inca ở Nam Mỹ sử dụng Đá Lam Ngọc làm đồ trang sức và trang trí và họ coi đó là biểu tượng của sự linh thiêng, nâng cao quyền lực, mang tới may mắn và bảo vệ người sử dụng khỏi những điều không tốt.

Khoảng 5000 năm trước Công Nguyên người ta đã tìm thấy các hạt Đá Lam Ngọc tại Iraq trong khi người Ai Cập đã tiến hành khai thác dòng đá này từ khoảng 3200 năm trước Công Nguyên. Người ta đã sử dụng Đá Lam Ngọc và Ngọc Lưu Ly để nạm trên mặt nạ của vua Tutankhamun, đồng thời cũng sử dụng để khảm trên mặt nạ của các vị thần. Đồng thời Đá Lam Ngọc cũng được tìm thấy trên những chiếc khiên và các bức tượng quyền lực của Moctezuma - người cai trị cuối cùng của người Aztec.

Người da đỏ (người Mỹ bản địa) đã khai thác và sử dụng Đá Lam Ngọc để bảo vệ các khu mộ phần của họ. Dòng đá này cũng được tìm thấy nhiều tại New Mexico và Argentina. Các tu sĩ Ấn Độ Giáo thường đeo trang sức làm bằng Đá Lam Ngọc trong các nghi lễ trang trọng để kêu gọi linh hồn của bầu trời. Trong nhiều tôn giáo khác cũng tôn vinh Đá Lam Ngọc, coi đó là viên đá của vũ trụ bởi họ tin rằng bản thân sẽ hòa làm một với vũ trụ khi đeo trang sức làm bằng loại đá này.

3. CÁC LOẠI ĐÁ LAM NGỌC

Thông thường người ta sẽ sử dụng chính quốc gia khai thác Đá Lam Ngọc để phân loại Đá Lam Ngọc. Trên thế giới có Tây Tạng và Trung Quốc là hai nơi khai thác Đá Lam Ngọc nhiều nhất.

3.1. Đá Lam Ngọc Tây Tạng

Tây Tạng được coi là nơi giàu trữ lượng Đá Lam Ngọc nhất đồng thời người dân ở đây cũng rất sùng bái dòng đá này. Bạn có thể bắt gặp những chiếc vòng tay, vòng cổ hay mặt dây chuyền khắc hình tượng Phật bằng Đá Lam Ngọc. Từ những người dân bình thường cho tới các nhà sư Phật giáo đều rất thích trang sức làm bằng dòng đá này. Giá của Đá Lam Ngọc cao hay thấp phụ thuộc vào màu sắc của nó, với những viên đá có màu từ lam sang xanh lục khi được đeo thường có giá cao.

Việc sử dụng phổ biến Đá Lam Ngọc trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong văn hóa cho thấy người Tây Tạng rất coi trọng sự phát triển của trí tuệ, chu kỳ của sự sống và cái chết. Theo ghi nhận người Tây Tạng bắt đầu khai thác đá cùng khoảng thời gian với người Ai Cập cổ.

3.2. Đá Lam Ngọc Trung Quốc

Đây là dòng đá được khai thác tại Trung Quốc, thường có màu xanh lục và sắc thái hơi khác so với Đá Lam Ngọc được khai thác tại các vùng đất khác trên thế giới. Đá Lam Ngọc Trung Quốc được coi là dòng đá có tác dụng rất lớn đối với việc khai thông luân xa họng, giúp bản thân biết mình bị kìm hãm ở đâu. Các trang sức làm bằng Đá Lam Ngọc được cả nam và nữ ưa chuộng, đồng thời cũng được các đôi tình nhân sử dụng coi như là lời hứa về lòng chung thủy và bảo vệ với người mình yêu.

Tại Tây Tạng và Trung Quốc, Đá Lam Ngọc thường được sử dụng để chế tác các đồ trang sức mang ý nghĩa linh thiêng như chuỗi hạt Mala, tượng Phật hoặc các đồ nhạc cụ, bánh xe Pháp luân. Người sử dụng các đồ trang sức Đá Lam Ngọc được cho là có thể kết nối lời cầu nguyện với các vị thần. Đây cũng là vật phẩm được các thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau và rất được coi trọng.

Có thể nói Đá Lam Ngọc là loại đá có vẻ đẹp và ý nghĩa lịch sử mà khó có loại đá nào sánh được. Sự xuất hiện của Đá Lam Ngọc đi cùng với những dấu ấn lịch sử và những câu chuyện huyền thoại. Trong các tôn giáo, tín ngưỡng, các tác phẩm nghệ thuật đều có dấu ấn của nó và là đồ trang sức được nhiều dân tộc coi trọng. Và dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa của Đá Lam Ngọc để biết lý do tại sao người ta lại coi trọng dòng đá này đến vậy nhé!

4. Ý nghĩa và công dụng khi sử dụng Đá Lam Ngọc

4.1. Hỗ trợ cho sức khỏe người đeo

Những trẻ em sinh ra ở Tây Tạng chúng luôn được bố mẹ hoặc người thân tặng những viên Đá Lam Ngọc vì họ tin rằng viên đá có thể bảo hộ những đứa trẻ đó khỏi những điều không tốt. Hầu hết các viên đá được người Tạng đeo tới già và khi chết đi, họ lại truyền đời cho con cháu. Chính vì vậy, người Tạng thường đeo những viên Đá Lam Ngọc có hình dạng tự nhiên hơi xù xì, họ không muốn có quá nhiều tác động vật lý lên đá vì đối với họ việc sử dụng Đá Lam Ngọc không chỉ thể hiện sự giàu có, quyền quý của mình mà còn mang tính chất trị liệu rất cao.

Ngoài ra, đeo vòng tay Đá Lam Ngọc có những tác dụng tích cực với sức khỏe con người như:

  • Hỗ trợ loại bỏ dần những vấn đề liên quan tới tim mạch, hệ hô hấp như đau rát cổ họng, viêm phổi,…

  • Nâng cao hệ miễn dịch giúp con người tránh xa được nhiều loại bệnh, đặc biệt là khi cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi.

  • Tác dụng trong giảm tình trạng mệt mỏi, đau đầu, căng thẳng do áp lực giúp chủ sở hữu Đá Lam Ngọc cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái và thư thái hơn.

  • Tác dụng tích cực trong loại bỏ vấn đề của các bệnh về xương khớp, tiêu hóa, hay huyết áp.

4.2. Cân bằng năng lượng của các luân xa

Theo nghiên cứu của Y học Tây Tạng cổ đại, màu sắc của Đá Lam Ngọc có màu đa dạng, phù hợp với các luân xa từ 4 lên 6. Chính vì thế, ngoài việc Đá Lam Ngọc được sử dụng một cách độc lập. Nó còn được thiết kế và trang trí cùng với những loại đá khác như Dzi, San hô đỏ. v.v… để làm sạch và cân bằng các trạng thái năng lượng trong cơ thể. Cách để họ sử dụng Đá Lam Ngọc trong việc trị liệu đó là nhìn vào màu sắc của chúng. Với những người có trạng thái cơ thể tốt, màu sắc của đá dần trở nên đẹp và bóng, ngược lại đối với những người có trạng thái cơ thể không tốt, màu sắc của đá trở nên nhạt dần hoặc đục hơn. Khi Đá được chuyển giao cho những người mới khỏe, cấu trúc năng lượng của đá cũng được sắp xếp lại hoàn toàn. Bởi vậy, với người thực hành các biện pháp trị liệu có sử dụng đá quý hoặc các tín đồ yêu thích loại đá quý này xác nhận đá dễ bị ảnh hưởng bởi năng lượng và tính cách của người đeo. Do đó, khi đeo Đá Lam Ngọc chúng ta phải trân trọng và yêu thương.

4.3. Thể hiện cho trí tuệ và sự gắn kết giữa thân và tâm

Đối với người Tây Tạng, việc đeo Đá Lam Ngọc không chỉ với ý nghĩa trang sức hay trị liệu mà còn là sự gắn kết của họ với các nghi lễ, thực hành tâm linh. Đối với họ, việc sử dụng Đá Lam Ngọc cũng chính là việc kết nối với đức Tara xanh – Đức Bồ Tát được cho là người bảo hộ Tây Tạng với 21 hóa Thân cùng với Đức Quán Âm và Đức Tara Trắng. Đức Tara xanh có màu xanh lục thể hiện cho tình yêu thương bi mẫn, khai mở nguồn năng lượng lan tỏa từ luân xa tim. Như vậy, việc sử dụng Đá Lam Ngọc không chỉ giúp chúng ta kết nối năng lượng bên trong mà còn giúp chúng ta làm giảm các vấn đề tinh thần như stress, khó chịu, tăng khả năng giao tiếp, tăng khả năng tương tác với môi trường bên ngoài. Trong các vật dụng gia đình như dao, bình hay các pháp khí mật tông, Đá Lam Ngọc cũng được trạm trổ một cách tinh xảo, giúp quá trình thực hành pháp của các vị Lama,  những người Tây Tạng trở nên hữu dụng và thiết thực hơn bao giờ hết.

Trên đây là những thông tin cơ bản về Đá Lam Ngọc, để biết thêm chi tiết cũng như có thể sở hữu cho mình những chuỗi Đá Lam Ngọc chất lượng xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng, chính xác nhất.